Nhận định M.U vs Leicester (0 giờ ngày 12.5): 'Qủy đỏ' không thể đánh cược với chấn thương của cầu thủ
Đặng Thanh Quang, sinh viên Trường ĐH Sài Gòn, thắc mắc: "Nếu lỡ bị mời sử dụng bia, rượu vào dịp tết thì phải từ chối như thế nào? Nhất là khi bị "gài" bằng những câu trách cứ kiểu bâng quơ như: đầu năm sao anh mời mà em không uống? Ai lại từ chối lời mời vào dịp tết bao giờ…".Phát hiện đột quỵ, ung thư chỉ trong vài phút nhờ ‘siêu máy’ CT 1975 lát cắt
Với những món bánh thơm ngon, giá cả phải chăng, khu chợ trở thành điểm đến yêu thích của không chỉ người Hồi giáo mà còn của nhiều bạn trẻ không theo đạo, tò mò muốn tìm hiểu về ẩm thực và văn hóa của cộng đồng này.Năm nay, chợ diễn ra hàng ngày từ 13 giờ chiều đến khi mặt trời lặn, từ ngày 28.2 đến 30.3. Nguyễn Thị Minh Như, sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM, cho biết đây là lần đầu tiên cô đến tham quan chợ Hồi giáo. Như nghe nói về khu chợ qua mạng xã hội, thấy nhiều người rỉ tai nhau rằng chợ bày bán rất nhiều món ăn ngon của người Hồi giáo, thế là quyết định ghé thử một lần.Khi đến chợ, Như ngạc nhiên khi thấy đông đảo bạn trẻ vừa đi vừa tìm hiểu về các món ăn, quay phim và chụp ảnh. "Mình không ngờ là có nhiều người đến đây như vậy. Đặc biệt, mình được người bán giới thiệu những món bánh như bánh gan, saykaya và plata, không chỉ thơm ngon mà giá lại rất rẻ, chỉ từ 5.000 – 20.000 đồng/cái", Như chia sẻ.Một trong những điều thú vị mà Như phát hiện chính là sự sáng tạo trong các món ăn. Do đạo Hồi không ăn thịt heo, các món ăn được biến tấu rất độc đáo. Chẳng hạn, bún riêu không phải nấu với thịt heo mà thay vào đó là cua, xương gà... Còn các món bánh thì đều có nước dừa bùi bùi, thơm thơm, khiến ai cũng mê mẩn khi thử một lần.Ở một góc chợ, Saly (20 tuổi), ngụ tại đường Dương Bá Trạc, Q.8 (TP.HCM), đang chuẩn bị bánh để bán. Cô cho biết mình làm hơn 10 loại bánh, tất cả đều là những món truyền thống của người dân ở đây. "Chợ này không chỉ là nơi bán đồ ăn, mà còn là nơi gắn kết cộng đồng. Khu nhà mình có hơn 3.000 người dân sinh sống và luôn duy trì các phong tục truyền thống qua từng thế hệ, từ ẩm thực, trang phục…", Saly chia sẻ.Theo Saly, khu chợ ẩm thực này không chỉ dành cho những người theo đạo Hồi, mà còn thu hút rất nhiều khách không theo đạo. "Có những người không phải là tín đồ Hồi giáo nhưng vẫn đến vì đồ ăn ngon và vì muốn tìm hiểu về văn hóa đặc sắc của chúng mình", Saly nói thêm.Cô gái nói trong tháng Ramadan, các tín đồ Hồi giáo thực hiện nghi thức ăn chay và chỉ ăn uống trong hai bữa chính: Suhoor (bữa ăn trước bình minh) và Iftar (bữa ăn vào lúc hoàng hôn). Còn lại mọi người phải nhịn ăn và uống từ sáng cho đến khi mặt trời lặn, chính vì vậy, khu chợ này trở thành điểm đến quan trọng để mua sắm…"Chợ bày bán rất nhiều món ăn ngon như trà, sương sáo, khoai mì nướng… Món nào cũng thơm ngon. Mọi người luôn cố gắng mang đến những món ăn mới lạ để các bạn có thể khám phá", Saly cho biết. Cô cũng chia sẻ rằng mỗi người trong khu chợ này đều có phong cách làm bánh riêng, tạo nên sự đa dạng và độc đáo cho từng món ăn.Vào lúc 18 giờ 10 hằng ngày, khi mặt trời lặn, mọi người sẽ cùng nhau "xả chay", tức là ăn uống bình thường. Phụ nữ quây quần cùng nhau dùng bữa, còn đàn ông thì đến thánh đường làm lễ. Sau đó, cả gia đình Saly sẽ bắt tay vào công việc chuẩn bị món ăn cho ngày hôm sau. "Chúng mình coi đây là một nét văn hóa rất đặc biệt, nơi không chỉ có những món ăn ngon mà còn là dịp để gắn kết cộng đồng, giữ gìn truyền thống qua mỗi ngày lễ", Saly chia sẻ.Ha (19 tuổi), ngụ tại đường Dương Bá Trạc, Q.8 (TP.HCM), cũng tham gia giúp gia đình buôn bán trong tháng Ramadan. Mỗi ngày từ 11 đến 12 giờ, cô sẽ trông quầy nước trái cây cho đến khi hết hàng. Với những món ăn ngon, giá cả phải chăng và không khí vui vẻ, Ha tin rằng đây sẽ là điểm đến lý tưởng để mọi người cùng chia sẻ và khám phá vẻ đẹp của ẩm thực và văn hóa Hồi giáo.
Bất thường chương trình khám sức khỏe học đường ở Q.6 (TP.HCM): Buông lỏng quản lý?
Thông tin tại họp báo Chính phủ chiều 8.1, thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết hiện tình trạng đưa tin thất thiệt, thậm chí có tính vu khống, xuyên tạc trên mạng xã hội là hiện tượng đáng lo ngại. Đây là sự xuống cấp của đạo đức xã hội với nhiều hình thức như vu cáo, bịa đặt, vu khống. Về mặt pháp lý, những hành vi này có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù. Ông Tuyên cũng dẫn ra việc đầu năm 2024, bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam) đã bị xét xử vì hành vi đưa tin xuyên tạc, sai sự thật.Vụ việc tại Ngân hàng ACB "trên mạng có thông tin đưa đẩy, thất thiệt", song theo ông Tuyên, đến nay Bộ Công an chưa nhận được đơn thư của các bên có liên quan.Về giải pháp xử lý tình trạng đưa tin thất thiệt, thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cho rằng cần giáo dục đạo đức trên không gian mạng để người dùng có hành vi ứng xử văn minh hơn, đảm bảo trung thực hơn. Vừa qua Bộ Công an đã và đang thu nhập thông tin, nắm tình hình về hành vi thông tin sai sự thật, có tính vu khống trên không gian mạng để kiến nghị biện pháp xử lý. "Chúng tôi sẽ xử lý rất nghiêm theo đúng quy định của pháp luật nếu hành vi gây ảnh hưởng hoạt động kinh doanh, đầu tư, thương mại. Bộ Công an làm rất nhiều vụ về vấn đề này", ông Tuyên nói.Trước đó, một số cá nhân đã sử dụng mạng xã hội livestream đưa thông tin về "lãnh đạo ACB đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài". Sau đó, tối 4.1, Ngân hàng ACB đã có thông báo bác những thông tin bịa đặt trên mạng nói trên.Theo thông báo của ACB, ngân hàng này đã thực hiện thu thập toàn bộ những nội dung đăng tải, lan truyền thông tin sai sự thật theo đúng trình tự pháp luật để báo cáo sự việc đến các cơ quan quản lý có thẩm quyền xử lý theo đúng pháp luật.
Để giúp các ngoại binh hòa nhập với văn hóa Việt Nam, CLB Thang Long Warriors còn tổ chức những buổi đi chơi, giải trí, khám phá văn hóa. Bên cạnh tài chơi bóng, Sameen Swint cũng tạo ấn tượng tốt với người hâm mộ bởi sự thân thiện, dễ mến...
Hơn 360.000 lượt bạn trẻ tham gia các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè năm 2022
Đây là đề xuất tiêu chí, biên chế khi thành lập cấp vụ, phòng, chi cục được Bộ Nội vụ đề xuất tại dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ.Dự thảo nghị định này nhằm tổ chức triển khai thi hành luật Tổ chức Chính phủ 2025, thực hiện định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, không áp dụng đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.Theo dự thảo nghị định, cơ cấu tổ chức của bộ không còn cấp tổng cục, Bộ Nội vụ đề xuất cơ cấu tổ chức của bộ gồm: vụ, văn phòng, thanh tra, cục (nếu có), đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định gồm các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực; báo, tạp chí, trung tâm thông tin; trường hoặc trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, học viện thuộc bộ.Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm bình quân không quá 3 người trên một đơn vị.Về cấp vụ thuộc bộ, dự thảo nêu rõ, vụ là tổ chức thuộc bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp hoặc chuyên sâu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của bộ.Vụ không có tư cách pháp nhân, không có con dấu, không có tài khoản. Vụ trưởng được ký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản hướng dẫn, giải quyết, thông báo các vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của vụ.Đáng chú ý, dự thảo nêu rõ "không tổ chức phòng trong vụ". Trường hợp vụ có nhiều mảng công tác và khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 30 biên chế công chức trở lên thì có thể thành lập phòng. Số lượng phòng trong vụ thuộc bộ (nếu có) phải được quy định tại nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ.Vụ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ. Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 15 biên chế công chức trở lên. Bên cạnh đó, vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu về công tác quản trị nội bộ được thành lập khi khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 15 biên chế công chức trở lên.Về tiêu chí thành lập phòng và tổ chức tương đương phòng, Bộ Nội vụ đề xuất phòng thuộc cục thuộc bộ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau: có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cục hoặc được giao tham mưu về công tác quản trị nội bộ của cục; khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 7 biên chế công chức trở lên.Phòng thuộc chi cục thuộc cục thuộc bộ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí: có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi cục hoặc được giao tham mưu về công tác quản trị nội bộ của chi cục. Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 5 biên chế công chức trở lên.Về số lượng cấp phó phòng, nếu phòng thuộc cục thuộc bộ có 7 - 9 biên chế công chức được bố trí 1 cấp phó; có 10 - 15 biên chế công chức được bố trí không quá 2 cấp phó; có từ 16 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 3 cấp phó.Phòng thuộc chi cục thuộc cục thuộc bộ có 5 - 7 biên chế công chức được bố trí 1 cấp phó; có từ 8 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 2 cấp phó.Về tiêu chí thành lập chi cục, chi cục thuộc cục thuộc bộ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí: có đối tượng quản lý về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cục theo quy định của pháp luật chuyên ngành; được phân cấp, ủy quyền của cục trưởng để quyết định về các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cục trưởng. Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 15 biên chế công chức trở lên. Về số lượng cấp phó chi cục thuộc cục thuộc bộ, chi cục có từ 1 - 3 phòng được bố trí 1 cấp phó; có từ 4 phòng trở lên được bố trí không quá 2 cấp phó. Chi cục không có phòng được bố trí không quá 2 cấp phó.Bộ trưởng quyết định hoặc phân cấp quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu chi cục, bảo đảm bình quân không quá 3 người/chi cục khi chi cục đáp ứng một trong các tiêu chí: thực hiện nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính 24/24 giờ trong ngày theo quy định của pháp luật; phải bố trí công chức (trong đó có lãnh đạo chi cục) làm việc 3 ca/ngày và được giao từ 60 biên chế công chức trở lên; được giao quản lý theo khu vực liên tỉnh, liên huyện và có từ 9 phòng hoặc tổ chức tương đương trở lên thuộc cơ cấu tổ chức của chi cục theo quy định của pháp luật.